Theo thống kê, tổng số ca mắc COVID-19 từ ngày 22/1- 28/1 là 77 ca mắc, trung bình mỗi ngày có 11 ca mắc mới. Cả nước đã tiêm trên 266 triệu liều vaccine COVID-19, nhưng hàng chục tỉnh, thành vẫn đang tiêm chậm, thấp; Nhóm cố vấn kỹ thuật về sự tiến hóa virus SARS-CoV-2 (TAG-VE) của WHO đã nâng cấp độ cảnh báo đối với XBB.1.5.
7 ngày, cả nước chỉ ghi nhận 77 ca mắc mới COVID-19
Bộ Y tế cho biết ngày 28/1- tức mùng 7 Tết Quý Mão có 18 ca mắc COVID-19 , cao nhất trong 7 ngày qua. Trong ngày 28/1 có 5 bệnh nhân khỏi.
Tổng số ca mắc COVID-19 từ ngày 22/1- 28/1 là 77 ca mắc, trung bình mỗi ngày có 11 ca mắc mới. Ngày có số ca mắc thấp nhất là 23/1 với 3 ca mắc. Số ca mới từ ngày 24/1 tăng dần liên tục cho đến ngày 28/1 là 18 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.395 ca nhiễm, đứng thứ 13/230quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.483 ca nhiễm).
Từ đầu tháng 1/2023 đến nay không chỉ số ca mắc COVID-19 giảm mạnh, mà số bệnh nhân nặng ở nước ta đang điều trị cũng giảm mạnh, thường chỉ vài ca/ ngày, thậm chí có ngày cả nước không còn trường hợp nặng nào điều trị . Đến nay, tổng số ca COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 10.612.438 ca.
Từ đầu tháng 1/2023 đến nay, cả nước không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Cập nhật mới nhất về tình hình tiêm vaccine COVID-19
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến ngày 28/1 tổng số mũi tiêm vaccine COVID-19 trên cả nước là 266.068.721.
Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên:
– Tiêm mũi 3: Tổng số có 51.888.204 mũi tiêm (81,1%):
- 7 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Cao Bằng (64,5%); Quảng Bình (64,5%); Quảng Nam (63,3%); Bình Định (64,5%); Phú Yên (62,9%); Đồng Nai (53,9%); Đồng Tháp (60,7%).
- 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Nghệ An (100,1%); Lâm Đồng (102,5%); Sóc Trăng (100,4%).
– Tiêm mũi 4: Tổng số có 17.502.071 mũi tiêm (87,4%):
Đối với nhóm từ 12-17 tuổi:
– Số tiêm mũi 3 có 5.808.005 mũi tiêm (69,1%)
- 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,6%); Bình Thuận (44,1%); TP HCM (36,4%); Đồng Nai (43,1%).
- 3 tỉnh có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).
Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.468.442 mũi tiêm:
– Mũi 1: 10.245.228 mũi tiêm (92,7%)
- Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,5%); Quảng Trị (78,8%); Đà Nẵng (68,5%); TP HCM (64,6%), Bà Rịa – Vũng Tàu (73,3%)
– Mũi 2: 8.223.190 mũi tiêm (74,4%)
- Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (56,1%); Đà Nẵng (37%); Quảng Nam (49,4%); TP HCM (41%), Bà Rịa – Vũng Tàu (44,6%)
Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế đảm bảo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Triển khai hiệu quả, đồng bộ các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh để nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống dịch bệnh; khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, tạo sự đồng thuận; không chủ quan, lơ là với dịch COVID-19.
Dựa trên các nghiên cứu về trình tự gen và sự phát triển của virus gây bệnh COVID-19, Nhóm cố vấn kỹ thuật về sự tiến hóa virus SARS-CoV-2 (TAG-VE) của WHO vừa quyết định nâng mức cảnh báo rủi ro đối với dịch biến thể phụ XBB.1.5 lên “vừa phải” thay vì “thấp” so với trước đây.
The WHO, XBB.1.5 – dòng con của XBB, một tái tổ hợp của 2 dòng con Omicron BA.2 – đã có tỉ lệ gia tăng trong các trình tự gien được báo cáo ở nhiều quốc gia. Hiện nó là dòng thống trị ở Mỹ (tỉ lệ 75%), đồng thời chiếm 9,9% ở Anh, 3% ở Canada, 2% ở Đan Mạch, 1,5% ở Đức, 1,3% ở Ireland và 1,3% ở Úc.
WHO và TAG-VE tiếp tục khuyến cáo các quốc gia thành viên tăng cường giải trình tự gen và thực hiện các nghiên cứu liên quan.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa cho biết sau mùa du lịch đi lại nhiều nhân dịp đầu Năm mới 2023 , số ca mắc COVID-19 đã không tăng mạnh tại châu Phi. Tổng cộng 20.552 ca mắc mới được ghi nhận trong 3 tuần đầu tháng 1/2023, giảm 97% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến ngày 22/1/2023, có 88 ca tử vong tại châu lục này do mắc COVID-19, giảm mạnh so với mức 9.096 ca cùng kỳ năm 2022.
Ngày 27/1, Hội đồng chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã nhất trí hạ cấp dịch COVID-19 xuống ngang với dịch cúm mùa.
Nhật Bản đã phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên vào ngày 15/1/2020. Cho tới nay, Nhật Bản đã trải qua 8 đợt bùng phát, trong đó nghiêm trọng nhất là đợt bùng phát thứ 7 diễn ra trong gần như cả quý III/2022. Tính tới ngày 14/1/2023, Nhật Bản ghi nhận khoảng 31 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 62.264 ca tử vong.